Nguyên tắc phối màu trong thiết kế ảnh | Truyền Thông Cửu Long
Hồ Sơ
Năng Lực
BOOKING



Nguyên tắc phối màu trong thiết kế ảnh

Nguyên tắc phối màu

Màu sắc là một yếu tố quan trong trọng thiết kế ảnh, tuy nhiên việc phối hợp các màu sắc chưa bao giờ là việc dễ dàng cả. Để có thể kết hợp các màu sắc hiệu quả bạn phải nắm các nguyên tắc phối màu cơ bản. Vậy những nguyên tắc phối màu gồm những nguyên tắc nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Ý nghĩa của màu sắc

Màu sắc xuất hiện hàng ngày, xung quanh cuộc sống của chúng ta. màu sắc còn có thể hiện hiện những ý nghĩa và ngôn ngữ bí mật của nó. Trong tiếng anh có những thuật ngữ như “seeing red –  cảm thấy tức giận”, “feeling blue – cảm thấy buồn” để ám chỉ cảm xúc. Bởi lẽ, màu sắc có sự liên kết nhất định tới cảm xúc và tinh thần của chúng ta.

Vai trò của màu sắc trong thiết kế

Màu sắc đóng vai trò quan trong trong cuộc sống, ví dụ đơn giản nhất là việc bạn xem một cuộn phim đen trắng và cuộc phim có đầy đủ màu sắc thì bạn sẽ nhận được sự khác biệt giữa có và không có màu sắc. Trong thiết kế, màu sắc càng đóng vai trò quan trọng hơn trong việc tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh.

Màu sắc trong thiết kế
Màu sắc trong thiết kế

Theo thời gian phát triển, số màu sắc càng trở nên đa dạng hơn và cũng có những “thuộc tính” riêng, có thể kể đến những thông tin cơ bản về màu sắc như sau:

  • Màu cơ bản và màu thứ cấp (được trộn từ 2 hoặc nhiều hơn 2 màu tạo thành)
  • Có hai phân cực màu đối lập nhau đó là Màu nóngMàu lạnh.
  • Số màu sắc được thể hiện cơ bản và hầu như đầy đủ trên vòng tròn màu sắc.
  • Màu sắc còn bị ảnh hưởng bởi độ bão hoà và sáng tối khác nhau.
  • Màu sắc có thể ảnh hưởng đến tinh thần và cảm xúc của con người.

06 Nguyên tắc phối màu trong thiết kế

1. Monochromatic – Phối màu đơn sắc

Đây là nguyên tắc phối màu cơ bản nhất trong thiết kế. Phối màu đơn sắc hay còn được gọi là Monochromatic là nguyên tắc phối màu sử 1 màu chủ đạo trong bảng màu và phối hợp các sắc độ khác nhau của cùng một màu để tạo nên độ cộng hưởng với nhau.

Phối màu đơn sắc
Phối màu đơn sắc

Kiểu phối màu đơn sắc tạo cảm giác dễ chịu cho người xem, khá dễ để áp dụng, tuy nhiên sẽ hơi có phần đơn điệu và khó tạo điểm nhất trong thiết kế.

Phối màu đơn sắc thường được áp dụng trong các thiết kế cần sự tối giản, hoặc có thể kế hợp với các màu sắc khác nhau để làm nổi bậc lên màu sắc đó.

Ứng dụng của phối màu đơn sắc
Ứng dụng của phối màu đơn sắc

2. Analogous – Phối màu tương đồng

Nguyên tắc phối màu tương đồng là kết hợp các màu gần nhau trên bảng màu, thường là từ 3 màu gần nhau trên vòng tròn màu sắc, sự kết hợp này tạo nên những thiết kế với màu sắc vô cùng nhã nhặn và thu hút.

Phối màu tương đồng
Phối màu tương đồng

Ưu điểm của phối màu tương đồng và màu sắc sẽ được đa dạng hơn, các thiết kế sẽ tránh được phần đơn điệu, có thể làm nổi bậc nên nội dung trong thiết kế.

Cách sử dụng nguyên tắc phối màu tương đồng:

  • Chọn ra một màu sắc chủ đạo cho thiết kế của mình.
  • Chọn màu thứ 2 để làm nổi bậc các nội dung quan trọng của thiết kế.
  • Màu thứ 3 sẽ được sử dụng cho những chi tiết trang trí của thiết kế.

3. Complementary – Phối màu bổ túc trực tiếp

Nguyên tắc phối màu bổ túc trực tiếp và sử dụng các cặp màu đối xứng nhau trên vòng tròn màu sắc nên tạo nên những cặp màu phá cách và năng động. Các phối nào này sẽ làm nổi bậc thiết kế của bạn hơn bao giờ hết nhờ những sự tương phải giữa hai màu đối lập. Chính vì vậy cách phối màu này không nên sử dụng cho những thiết kế cầng sự nhẹ nhàng và thư thái.

Phối màu bổ túc trực tiếp
Phối màu bổ túc trực tiếp

Cách sử dụng nguyên tắt phối màu này cũng rất đơn giản, chọn ra màu chủ đạo xong thì hãy chọn màu đối lập của màu sắc đó trên vòng tròn màu sắc nhé.

4. Triadic – Phối màu bổ túc bộ ba

Nguyên tắc phối màu bổ túc bộ ba là nguyên tắc phối màu đơn giản và khá an toàn lại mang lại độ hiệu quả cao. Quy tắc này phối hợp 3 màu khác nhau trên vòng tròn tạo nên sự cân bằng cho thiết kế, tuy nhiên lại có thể thiếu đi sự đột phá trong thiết kế, dễ tạo sự đơn điệu.

Phối màu bổ túc bộ ba
Phối màu bổ túc bộ ba

Để sử dụng nguyên tắc phối màu này, bạn cần chọn ra một màu sắc chủ đạo. Sau đó, vẽ 1 tam giác điều và chọn thêm 2 màu sắc để cân bằng với màu sắc chính.

5. Split-complementary – Phối màu bổ túc xen kẽ

Nguyên tắc phối màu bổ túc xen kẽ là nguyên tắc sử dụng 3 màu nằm ở 3 góc khác nhau tạo ra một hình tam giác cân. Với nguyên tắc này, người thiết kế có thể sáng tạo ra được rất nhiều bảng màu sắc khác nhau với những cặp màu mới lạ, linh hoạt và ấn tượng cho thiết kế của mình.

Phối màu bổ túc xen kẽ
Phối màu bổ túc xen kẽ

Phối màu bổ túc xen kẽ thường rất thu hút và gây ấn tượng người dùng nên không ít sản phẩm chuộng cách phối màu này. Họ thường sử dụng màu đen và trắng làm những màu chủ đạo, sau đó tô điểm bằng các màu thứ 3 bắt mắt như đỏ và xanh với các chi tiết phụ. Đây là cách phối màu đơn giản, an toàn nhưng lại vô cùng hiệu quả.

6. Rectangular Tetradic hay Compound Complementary – Nguyên tắc phối màu bổ túc bộ bốn

Nguyên tắc phối màu bổ túc bộ bốn là nguyên tắc phối màu tương đối phước tạp, được hình thành với 2 cặp màu bổ túc trực tiếp. Sự đối nghịch, bổ sung giữa 2 cặp màu này tạo nên sự khác biệt và đặc trưng riêng của kiểu phối màu này.

Nguyên tắc phối màu bổ túc bộ bốn
Nguyên tắc phối màu bổ túc bộ bốn

Để sử dụng quy tắc phối màu này, người thiết kế thường phải nghiêng cứu để chọn ra các cặp màu có thể kết hợp với nhau một các hiệu quả nhất. Các phối màu này thường luôn bắt kịp xu thế và được các nhà thiết kế ưu tiên lựa chọn cho sản phẩm của mình.

>>> Xem thêm: Thumbnail Youtube là gì? 6 cách để tạo thumbnail cực thu hút

>>> Xem thêm: TVC là gì? Tầm quan trọng của TVC quảng cáo với doanh nghiệp

Trên đây là 6 nguyên tắc phối màu cơ bản cho bạn, khéo léo sử dụng và kết hợp các nguyên tắc phối màu này để tạo nên các thiết kết thật ấn tượng.

Để biết thêm các thông tin thú vị đừng quên theo dõi websitefanpage Cửu Long Media nhé

0939.363.262 Liên hệ Tuyển dụng Thông báo Youtube