Công nghệ Blockchain là gì? Cách thức hoạt động và các ứng dụng của Blockchain
Hồ Sơ
Năng Lực
BOOKING



Công nghệ Blockchain là gì? Cách thức hoạt động và các ứng dụng của Blockchain

Công nghệ Blockchain là gì?

Công nghệ Blockchain là một công nghệ lưu trữ và truyền dữ liệu phi tập trung. Nó được sử dụng để tạo ra các hệ thống giao dịch an toàn, minh bạch và không thể thay đổi, tương tự như cuốn sổ cái kế toán của một công ty, nơi mà tiền được giám sát chặt chẽ và ghi nhận mọi giao dịch trên mạng ngang hàng. Bởi lý do này, mà công nghệ Blockchain ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực: kinh tế tài chính, giáo dục, nông nghiệp, công nghiệp, lĩnh vực giải trí, y tế hay giáo dục….

1. Lịch sử của công nghệ Blockchain?

Công nghệ blockchain được lên ý tưởng mô tả từ năm 1991, khi các nhà nghiên cứu Stuart Haber và W. Scott Stornetta giới thiệu một giải pháp thực tế về mặt tính toán để đánh dấu thời gian các văn bản số, để chúng không bị đề lùi ngày về trước hoặc can thiệp vào. Hệ thống đã sử dụng một chuỗi gồm các khối được bảo mật bằng mật mã để lưu trữ các văn bản được đánh dấu thời gian.

Và năm 1992, các cây Merkle đã được tích hợp vào thiết kế, khiến nó trở nên hiệu quả hơn bằng cách cho phép một khối có thể tập hợp một vài văn bản. Tuy nhiên, công nghệ này đã không được sử dụng và bằng sáng chế đã hết hạn vào năm 2004, bốn năm trước khi Bitcoin ra đời.

Năm 2004, nhà khoa học máy tính và người theo chủ nghĩa mật mã Hal Finney (Harold Thomas Finney II) đưa ra một hệ thống gọi là RPoW, Proof Of Work Tái sử dụng. Hệ thống hoạt động bằng cách nhận một Hashcash không thể thay đổi hoặc không thể thay thế dựa trên token proof of work, và đổi lại đã tạo ra một token đã được ký RSA mà sau đó có thể được trao đổi trực tiếp từ người này sang người khác.

RPoW đã giải quyết vấn đề vì tiêu dùng hai lần bằng cách lưu giữ quyền sở hữu các token đã đăng ký trên một máy chủ đáng tin cậy; máy chủ này được thiết kế để cho phép người dùng trên toàn thế giới xác minh tính chính xác và liêm chính trong thời gian thực. RPoW có thể được xem là một thử nghiệm ban đầu và là những bước đầu tiên quan trọng trong lịch sử tiền điện tử.

Vào cuối năm 2008, cuốn sách trắng giới thiệu về hệ thống tiền mặt điện tử mạng ngang hàng, phi tập trung – tên là Bitcoin – đã được đăng trên danh sách nhận thư về mật mã học bởi một người hoặc tổ chức lấy biệt danh là Satoshi Nakamoto.

Dựa trên thuật toán proof of work Hashcash, nhưng thay vì sử dụng một hàm tính toán dựa trên phần cứng như RPoW, tính năng chống chi tiêu hai lần trong Bitcoin được cung cấp bởi một giao thức mạng ngang hàng để theo dõi và xác thực các giao dịch. Nói ngắn gọn, các thợ đào “đào” Bitcoin để nhận phần thưởng bằng cách sử dụng cơ chế proof-of-work và sau đó xác minh bằng các node phi tập trung trong mạng.

Vào ngày 3 tháng 1 năm 2009, Bitcoin ra đời khi Satoshi Nakamoto đào được khối bitcoin đầu tiên, đem lại phần thưởng 50 bitcoin. Người nhận Bitcoin đầu tiên là Hal Finney, ông ta nhận được 10 bitcoin từ Satoshi Nakamoto trong giao dịch bitcoin đầu tiên của thế giới vào ngày 12 tháng 1 năm 2009.

2. Nguyên lý hoạt động của công nghệ Blockchain

Trong khi các cơ chế chuỗi khối cơ bản rất phức tạp, chúng tôi sẽ trình bày tổng quan ngắn gọn trong các bước sau. Phần mềm chuỗi khối có thể tự động hóa hầu hết các bước sau:

Nguyên lý hoạt động của công nghệ Blockchain
Nguyên lý hoạt động của công nghệ Blockchain

Bước 1 – Ghi lại giao dịch

Một giao dịch chuỗi khối cho thấy sự lưu động của các tài sản vật lý hoặc kỹ thuật số từ bên này đến bên khác trong mạng lưới chuỗi khối. Giao dịch được ghi lại dưới dạng một khối dữ liệu và có thể bao gồm các thông tin chi tiết như sau:

  • Giao dịch gồm những ai tham gia?
  • Điều gì đã xảy ra trong quá trình giao dịch?
  • Giao dịch xảy ra khi nào?
  • Giao dịch xảy ra ở đâu?
  • Giao dịch xảy ra vì lý do gì?
  • Phần tài sản được trao đổi là bao nhiêu?
  • Có bao nhiêu điều kiện tiên quyết đã được đáp ứng trong quá trình giao dịch?

Bước 2 – Đạt được sự đồng thuận

Hầu hết những người tham gia trên mạng lưới chuỗi khối phân tán phải đồng ý rằng giao dịch được ghi lại là hợp lệ. Tùy thuộc vào loại mạng lưới, các quy tắc thỏa thuận có thể khác nhau nhưng thường được thiết lập khi bắt đầu mạng lưới.

Bước 3 – Liên kết các khối

Khi những người tham gia đã đạt được sự đồng thuận, các giao dịch trên chuỗi khối sẽ được viết vào khối, tương đương với trang giấy trong một cuốn sổ cái. Cùng với các giao dịch, một hàm băm mật mã cũng được thêm vào khối mới. Hàm băm đóng vai trò như một chuỗi liên kết các khối với nhau. Nếu nội dung của khối bị cố ý hoặc vô ý sửa đổi, giá trị băm sẽ thay đổi, mang đến một cách thức để phát hiện dữ liệu bị làm giả. 

Do đó, các khối và chuỗi được liên kết an toàn và bạn không thể chỉnh sửa chúng. Mỗi khối được thêm lại tăng cường cho quá trình xác minh khối trước đó và do đó tăng cường cho toàn bộ chuỗi khối. Điều này giống như xếp chồng các khối gỗ để tạo thành một tòa tháp. Bạn chỉ có thể xếp khối lên trên, và nếu bạn rút một khối ở giữa tháp thì cả tháp sẽ đổ sụp.

Bước 4 – Chia sẻ sổ cái

Hệ thống phân phối bản sao mới nhất của sổ cái trung tâm cho toàn bộ người tham gia.

Nguyên lý hoạt động của công nghệ Blockchain
Nguyên lý hoạt động của công nghệ Blockchain

3. Các thành phần của công nghệ Blockchain:

Công nghệ Blockchain – sự kết hợp giữa 3 loại công nghệ:

– Mật mã học: để đảm bảo tính minh bạch, toàn vẹn và riêng tư thì công nghệ Blockchain đã sử dụng public key và hàm hash function.
– Mạng ngang hàng: Mỗi một nút trong mạng được xem như một client và cũng là server để lưu trữ bản sao ứng dụng.
– Lý thuyết trò chơi: Tất cả các nút tham gia vào hệ thống đều phải tuân thủ luật chơi đồng thuận (giao thức PoW, PoS,…) và được thúc đẩy bởi động lực kinh tế.

Hệ thống Blockchain chia thành 3 loại chính:

– Public: Bất kỳ ai cũng có quyền đọc và ghi dữ liệu trên Blockchain. Quá trình xác thực giao dịch trên Blockchain này đòi hỏi phải có rất nhiều nút tham gia. Vì vậy, muốn tấn công được vào hệ thống Blockchain này cần chi phí rất lớn và thực sự không khả thi. Ví dụ: Bitcoin, Ethereum,…
– Private: Người dùng chỉ được quyền đọc dữ liệu, không có quyền ghi vì điều này thuộc về bên tổ chức thứ ba tuyệt đối tin cậy. Vì đây là một Private Blockchain, cho nên thời gian xác nhận giao dịch khá nhanh vì chỉ cần một lượng nhỏ thiết bị tham gia xác thực giao dịch. Ví dụ: Ripple là một dạng Private Blockchain, hệ thống này cho phép 20% các nút là gian dối và chỉ cần 80% còn lại hoạt động ổn định là được.
– Permissioned (hay còn gọi là Consortium): một dạng của Private nhưng bổ sung thêm 1 số tính năng khác, đây là sự kết hợp giữa Public và Private. Ví dụ: Các ngân hàng hay tổ chức tài chính liên doanh sẽ sử dụng Blockchain cho riêng mình.

Hệ thống Blockchain
Các thành phần của công nghệ Blockchain

Các phiên bản của công nghệ Blockchain

– Công nghệ Blockchain 1.0 – Tiền tệ và Thanh toán: Ứng dụng chính của phiên bản này là tiền mã hoá: bao gồm việc chuyển đổi tiền tệ, kiều hối và tạo lập hệ thống thanh toán kỹ thuật số. Đây cũng là lĩnh vực quen thuộc với chúng ta nhất mà đôi khi khá nhiều người lầm tưởng Bitcoin và Blockchain là một.
– Công nghệ Blockchain 2.0 – Tài chính và Thị trường: Ứng dụng xử lý tài chính và ngân hàng: mở rộng quy mô của Blockchain, đưa vào các ứng dụng tài chính và thị trường. Các tài sản bao gồm cổ phiếu, chi phiếu, nợ, quyền sở hữu và bất kỳ điều gì có liên quan đến thỏa thuận hay hợp đồng.
– Công nghệ Blockchain 3.0 – Thiết kế và Giám sát hoạt động:  Đưa Blockchain vượt khỏi biên giới tài chính, và đi vào các lĩnh vực như giáo dục, chính phủ, y tế và nghệ thuật. 

4. Các đặc điểm nổi bật của công nghệ Blockchain

– Không thể làm giả, không thể phá hủy các chuỗi Blockchain: theo như lý thuyết thì chỉ có máy tính lượng tử mới có thể giải mã Blockchain và công nghệ Blockchain biến mất khi không còn Internet trên toàn cầu.
– Bất biến: dữ liệu trong Blockchain không thể sửa (có thể sửa nhưng sẽ để lại dấu vết) và sẽ lưu trữ mãi mãi.
– Bảo mật: Các thông tin, dữ liệu trong Blockchain được phân tán và an toàn tuyệt đối.
– Minh bạch: Ai cũng có thể theo dõi dữ liệu Blockchain đi từ địa chỉ này tới địa chỉ khác và có thể thống kê toàn bộ lịch sử trên địa chỉ đó.
– Hợp đồng thông minh: là hợp đồng kỹ thuật số được nhúng vào đoạn code if-this-then-that (IFTTT), cho phép chúng tự thực thi mà không cần bên thứ ba.

5. Những ưu điểm nổi bật của công nghệ Blockchain

Vì sao công nghệ blockchain lại trở thành xu hướng công nghệ hàng đầu hiện nay:

  1. Tính minh bạch và không thể phá vỡ: có thể nói đây là một trong những đặc điểm nổi bật nhất. Tất cả mọi thông tin được lưu trữ, truyền tải và xử lý trong hệ thống blockchain, đều được thể hiện một cách minh bạch, rõ ràng nhất và không thể thay đổi, không thể giả mạo, không thể phá vỡ. Do đó, nếu bạn muốn truy xuất những thông tin về giao dịch của mình hay của người khác ( bao gồm ngày, giờ, chi tiết về giao dịch….) thì bạn sẽ không bao giờ phải lo ngại về sự thiếu chính xác của dữ liệu.
  2. Đặc tính ẩn danh: trọng tâm trong việc bảo vệ sự riêng tư của blockchain chính là khả năng ẩn danh người dùng. Đặc tính này, sẽ giúp bạn có thể giao dịch một cách an toàn, bảo mật mà không cần phải lo ngại về người khác biết được danh tính của mình. Cùng với sự minh bạch, không thể phá vỡ hay thay đổi dữ liệu và đặc tính ẩn danh, giúp blockchain tạo ra một niềm tin rất lớn đối với người dùng, giúp bạn cảm thấy an tâm hơn khi tham gia vào Blockchain.
  3. Rút ngắn được thời gian và tiết kiệm chi phí: nếu giao dịch truyền thống, theo kiểu cần có bên thứ 3 để xác thực, tạo sự tin cậy và minh bạch, thì bạn sẽ phải chịu thêm một phần chi phí nhất định cho bên thứ 3 này. Tuy nhiên, khi bạn ứng dụng blockchain vào giao dịch của mình, với hợp đồng thông minh (smart contract) bạn và đối tác của bạn sẽ là người trực tiếp thực hiện giao dịch và hệ thống trên blockchain sẽ là người xác nhận cho bạn, mà không cần tốn thêm chi phí, thậm chí là còn tiết kiệm được cả về thời gian giao dịch.
  4. Tính ứng dụng rộng rãi: công nghệ blockchain có thể ứng dụng rộng rãi trong mọi mặt đời sống hiện nay. Ví dụ như ứng dụng blockchain trong nông nghiệp thực phẩm, trong quản lý giáo dục, bầu cử kỹ thuật số…. và nổi bậc nhất vẫn là công nghệ blockchain được ứng dụng trong giao dịch tài chính.

6. Ứng dụng thực tiễn của công nghệ Blockchain trong cuộc sống

Một số ngành công nghiệp mà công nghệ Blockchain có thể tác động đến như:

– Công nghệ ô tô Automotive (Automotive)
– Chế tạo (Manufacturing)
– Công nghệ, truyền thông và viễn thông (Tech, media & Telecommunications)
– Dịch vụ tài chính (Financial Services)
– Nghệ thuật & Giải trí (Art & Recreation)
– Chăm sóc sức khỏe (Healthcare)
– Bảo hiểm (Insurance)
– Bán lẻ (Retail)
– Khu vực công (Public Sector)
– Bất động sản (Property)
– Nông nghiệp (Agricultural)
– Khai thác (Mining)
– Vận tải và Logistics (Transport & Logistics)
– Công trình hạ tầng kỹ thuật (Utility)

Hiện nay có rất nhiều công ty và tập đoàn lớn đang xây dựng mạng lưới của riêng mình bằng công nghệ Blockchain. Chắc chắn rằng Blockchain sẽ tiếp tục tạo nên một cuộc cách mạng ở Việt Nam và đóng vai trò ngày càng lớn trong việc thay đổi thế giới CNTT.

>>> Công cụ chat GPT là gì? Cách sử dụng và đăng ký tài khoản chat GPT Miễn Phí

>>> ZALO OA là gì? Zalo OA 2023 có gì thú vị?

0939.363.262 Liên hệ Tuyển dụng Thông báo Youtube